CỘT MỐC BA BIÊN CỦA TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA
CỘT MỐC BA BIÊN CỦA TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ
VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA
Cột mốc biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia hay còn gọi cột mốc ba biên Đông Dương, cách trung tậm huyện Ngọc Hồi khoản 20km về phía Tây, hay gọi là cột mốc “Gà gáy sáng ba nước cùng nghe” là một địa điểm rất quan trọng ở vùng biên giới Bắc Tây Nguyên.
Là nơi lưu niệm một số hoạt động ý nghĩa, trong chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.
Tỉnh Kon Tum nói riêng vùng Tây Nguyên nói chung để tìm hiểu sơ bộ thông tin về cột mốc đặc biệt này, xung quang cột mốc có đầy đủ thông tin, bởi đây là một điểm đến nổi tiếng biên giới 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia.
Đoàn huyện Đăk Hà thăm cột mốc ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia |
Cột mốc ba biên do Việt Nam, Lào và Campuchia cùng thống nhất xây dựng trên đỉnh núi cao 1.086m so với mực nước biển, nơi có cảnh quan núi non trùng điệp, hùng vĩ. Cột mốc được làm bằng đá hoa cương, có hình trụ tam giác, nặng khoảng 1 tấn, cao 2m. Trên mỗi mặt cột mốc quay về mỗi nước được gắn Quốc huy, ghi năm cắm mốc khỏi công 29/11/2007, hoàn thành 18/01/2008 và tên quốc gia đó bằng chữ màu đỏ của chính nước đó.
Nước Việt Nam thuộc tỉnh Kon Tum; nước Lào thuộc tỉnh AttaPư; nước CamPuChia thuộc tỉnh Ratanakiri.
|
Thông tin về cột mốc ngã ba biên giới Đông Dương. |
Trên đỉnh núi cao có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn thấy lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, chúng ta đã có thể đi vòng quanh qua ba nước tại vị trí cột mốc.
Thông tin tạị cột mốc |
Cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia được khởi công ngày 29-11-2007, khánh thành ngày 18-1-2008. Đây là một minh chứng về hòa bình và tình hữu nghị anh em của ba nước Đông Dương, biểu tượng thể hiện rõ nét ý chí, nguyện vọng và quyết tâm của chính phủ và nhân dân ba nước trong hợp tác giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, là minh chứng thể hiện sự tin cậy, hiểu biết và tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam, Lào và Campuchia.
| Ngã ba Đông Dương là nơi tiếp giáp ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia – Khu trồng cây hữu nghị |
Hiện nay cột mốc ba biên đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt Đề án khai thác du lịch khu vực cột mốc quốc giới chung ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia với mục tiêu là: Khai thác tiềm năng lợi thế vị trí cột mốc biên giới chung ba nước để hình thành và phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ngọc Hồi theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Phát triển du lịch nhằm đóng góp tích cực vào quá trình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hồi nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội.
Ngoài ra, với vị trí địa lý cũng như ý nghĩa đặc biệt mang biểu tượng của sự tin cậy, đoàn kết trong xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, trong những năm qua, cột mốc ba biên luôn được lựa chọn là điểm đến trong các hoạt động về nguồn, giáo dục về lịch sử truyền thống gìn giữ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, tình đoàn kết gắn bó keo sơn của ba nước Đông Dương; nơi giao lưu, gặp gỡ trong các hoạt động đối ngoại nhân dân, đối ngoại biên phòng với tinh thần hợp tác hòa bình, hữu nghị của các lực lượng chuyên trách tỉnh Kon Tum, Attapeu (Lào) và Rattanakiri (Campuchia).
Bậc thang lên Cột mốc ba biên. |
Chúng ta kỳ vọng rằng với những giá trị lịch sử, giá trị biểu tượng về tình đoàn kết hữu nghị keo sơn vốn có của ba nước Đông Dương, sự kiện Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia khẳng định một sự thật trường tồn rằng cột mốc ba biên Đông Dương là một “giao điểm” của lòng tin, ý chí, mục tiêu bằng mọi giá giữ vững tình đoàn kết ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia.
NGƯỜI VIẾT
U Rớp